In ống đồng là gì? Tìm hiểu quy trình và nguyên lý thực hiện

(Last Updated On: )
Đánh giá tốt

In ống đồng là phương pháp in ấn hiện đại nhất hiện nay, được ứng dụng phổ biến trong ngành in bao bì và bao nhựa. Vậy, in ống đồng là gì? Nguyên lý hoạt động của phương pháp này như thế nào? Quy trình thực hiện kỹ thuật in ống đồng bao gồm những bước nào? Bài viết dưới đây của An Khánh sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp.

In Ong Dong 1

I. In ống đồng là gì?

Kỹ thuật in ống đồng có tên tiếng Anh là Gravure Printing. Đây là kỹ thuật in lõm và sử dụng một trục in mạ đồng có độ dày khoảng 100 microns.

Các phần tử in bao gồm hình ảnh, chữ viết được khắc sâu và nằm bên dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm bên trên bề mặt trục in. Tất cả các hình thức in lõm đều được in chủ yếu ở dạng cuộn.

Hiện nay, công nghệ in trục ống đồng được ứng dụng cho những đơn hàng lớn từ 200kg trở lên với giá thành rẻ. Do đó, nhiều doanh nghiệp hoặc siêu thị lớn thường chọn phương pháp in này để tăng lợi nhuận.

Tìm hiểu thêm:

II. Những ưu điểm nổi bật của phương pháp in ống đồng

  • In ống đồng có thể cung cấp màu sắc và bản sao thống nhất trong suốt quá trình chạy báo chí, kể cả trường hợp chạy vài triệu bản.
  • Không có nhiều biến để kiểm soát nên quy trình in rất đơn giản, đồng thời đảm bảo chất lượng in ổn định trong quá trình chạy và ít xảy ra lỗi ngoài ý muốn
  • Hình ảnh được khắc trên hình trụ sẽ được in trực tiếp vào phương tiện in nên việc đặt mực và hiển thị hình ảnh đều đồng nhất
  • Không xuất hiện đường may tấm được hiển thị với in ống đồng vì dữ liệu in liên tục được bọc xung quanh xi lanh
  • Tốc độ sản xuất in ống đồng rất cao, lên tới 3000 – 3300 feet mỗi phút
  • Xi lanh bền và có thể tái sử dụng, in được tối đa 2 – 3 triệu từ với một bộ xi lanh

III. Trục in ống đồng là gì?

In Ong Dong 2

Để thực hiện kỹ thuật in này cần phải có trục in ống đồng (còn được gọi là khuôn in). Đây là công cụ in cho mỗi thiết kế bao bì in ống đồng.

Trục in ống đồng có hình trụ tròn với lõi được làm từ thép và mạ các lớp kim loại từ đồng hoặc crom. Kích thước của nó bao gồm chiều dài và chu vi phụ thuộc vào kích thước bao bì. Nội dung in sẽ được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Còn nội dung của một màu sẽ được khắc vào một trục in. Tất cả các chi tiết, thiết kế này sẽ tạo thành một khuôn in hoàn chỉnh.

Có 2 cách tạo khuôn ống đồng đó là phương pháp quang hóa và phương pháp khắc điện tử. Tùy theo mục đích sử dụng, trục ống đồng cũng được phân thành 4 loại như sau:

  • Trục in bản nhỏ: có kích thước chiều dài <750mm, dùng để in các loại nhựa dẻo, bao bì, nhãn hiệu,…
  • Trục in bản lớn: có kích thước chiều dài >750mm, cũng được ứng dụng để in bao bì nhãn hiệu, nhựa dẻo
  • Trục in bản thuốc lá: Được sử dụng dành riêng cho việc in cho bao bì đựng thuốc lá
  • Trục in bản đặc biệt: Ứng dụng trong ngành in ấn, nhuộm vật liệu hàng dệt may, đồ da, đồ trang trí cho vật liệu xây dựng

IV. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng

In Ong Dong 3

In ống đồng được thực hiện dựa trên nguyên lý in lõm, các phần tử cần in sẽ được khắc lõm sâu vào bề mặt kim loại của trục in. Do đó, khi có khuôn trục ống đồng thì quy trình hoạt động sẽ được thực hiện như sau:

  • Trục in ống đồng sẽ nhúng vào máng mực của máy. Sau đó, mực sẽ được thấm lên trục in và tràn vào bên mặt lõm của khuôn in đã được khắc trước đó
  • Hệ thống dao gạt mực sẽ gạt sạch mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, phần mực còn lại sẽ nằm ở chỗ lõm các phần tử in
  • Khi in gặp áp lực, mực trong các chỗ lõm sẽ chuyển sang bề mặt vật liệu
  • Khi in xong, mỗi đơn vị đều được sấy để mực nhanh khô và tạo bản in hoàn chỉnh đạt chất lượng cao hơn

V. Quy trình in trục ống đồng

Bước 1: Thiết kế mẫu bao bì

Các mẫu mã của bao bì sẽ được kỹ sư thiết kế đồ họa thực hiện trên máy tính với không gian 3 chiều dựa trên ý tưởng của khách hàng. Sau đó, những mẫu này sẽ được phối màu, phối hình ảnh nhằm gây ấn tượng, nổi bật thương hiệu sản phẩm.

Bước 2: Chế tạo bản in

Khi đã có hình ảnh với phần tử in bắt mắt, kỹ sư sẽ tiến hành chế tạo bản in bằng phương pháp khắc lõm trên bề mặt ống.

Bước 3: Sắp xếp và bố trí khuôn in

Ở bước này, kỹ sư sẽ tiến hành sắp xếp lại vật liệu cần in trên khuôn sao cho giảm thiểu tối đa giá thành mà vẫn mang tới chất lượng in ấn tốt nhất.

Bước 4: Tiến hành in hình ảnh

In Ong Dong 3

Đây là khâu rất quan trọng nên các kỹ sư lành nghề sẽ trực tiếp vận hành máy và thực hiện in trục ống đồng theo đúng nguyên lý.

Lưu ý, nếu in với số lượng lớn, bạn cần in sản phẩm mẫu để kiểm tra chất lượng trước. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì mới tiến hành in hàng loạt.

Bước 5: Làm khuôn bế để tạo hình cho bao bì

Vì giải pháp in ống đồng chủ yếu là in dạng cuộn nên chưa có thành phẩm hoàn chỉnh. Do đó, sau khi in xong cần tiến hành gắn dao cắt, dao tạo rãnh trên tấm gỗ để tạo khuôn bế, đảm bảo cắt và tạo rãnh theo đúng hình dạng thiết kế sẵn hoặc theo yêu cầu riêng biệt của từng nhãn hàng.

Bước 6: Gia công thành bao bì hoàn chỉnh

Đây là bước loại bỏ những phần thừa, lỗi và tiến hành dán mép dọc của hộp nhằm tạo thành bao bì hoàn chỉnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về kỹ thuật in ống đồng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được nguyên lý hoạt động và quy trình thực hiện của giải pháp in ấn này. Nếu bạn đang có nhu cầu in bao bì độc quyền cho thương hiệu của mình, hãy liên hệ tới In An Khánh 


THÔNG TIN LIÊN HỆ IN AN KHÁNH

Địa chỉ: 10/5 Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Q.Tân Bình, TP. HCM

Hotline: 0967 697 9320936 673 379

Email: ankhanhprinting@gmail.com

Website: https://inankhanh.com/

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7

Sáng: 8h – 12h, Chiều: 13h30 – 17h

Xem thêm dịch vụ in ấn tại in An Khánh: